Tìm giải pháp tăng xuất khẩu hàng nông sản

Suy giảm năng lực cạnh tranh về giá với các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu do các đối thủ cạnh tranh lớn phá giá; suy giảm cầu thế giới do suy thoái kinh tế Trung Quốc và dư cung là những vấn đề chính đã và sẽ tác động mạnh tới xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam.

 

Đó là nhận định của các đại biểu tại hội thảo “Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức ngày 16/9, tại Hà Nội. 


Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh tế thế giới biến động mạnh, gần đây nhất là sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc đã tác động lớn đến thương mại nông nghiệp Việt Nam. Với quy mô kinh tế lớn như Trung Quốc, khi kinh tế nước này biến động, kinh tế thế giới cũng “chao đảo". Trong khi đó, khoảng 20% hàng hóa nông nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc, nếu tính cả tiểu ngạch còn cao hơn nữa. 


Cùng với đó, các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam sẽ giảm năng lực cạnh tranh về giá khi các đối thủ cạnh tranh lớn phá giá như gạo của Ấn Độ, Thái Lan; cà phê từ Brazil, Colombia; tôm từ Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia; cao su từ Indonesia và Malaysia. 


Với sự sụt giảm của xuất khẩu thủy sản rất lớn như năm nay và chưa có tiền lệ, chuyên gia Nguyễn Hữu Dũng cho rằng phải tạo được các đột phá giúp xuất khẩu tăng trưởng ổn định, chủ động và bền vững. Các đột phá đó được tạo nên bởi những nhóm sản phẩm mới, chẳng hạn như mặt hàng cá biển từ nuôi cá biển rất có tiềm năng, có thể xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ. Đầu tư phần cứng khoảng 0,5 triệu USD thì giá trị có thể tạo ra 1,5 triệu USD/năm. 


Bên cạnh đó, cần tập trung tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Thu nhập và lợi nhuận của người tham gia vào sản xuất là yếu tố then chốt chứ không phải cứ bán nhiều hàng, giá cao là được, ông Nguyễn Hữu Dũng cho hay. 


Tuy xuất khẩu các mặt hàng gỗ hiện tăng trưởng 9,8% so với năm trước nhưng ông Cao Xuân Thanh, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, ngành đang khó khăn về nguyên liệu gỗ. Mỗi năm phải nhập khẩu trên 4 triệu m3. Lượng gỗ khai thác rừng trồng có đến 60% răm gỗ, xuất khẩu chính sang Trung Quốc. Vì vậy cần có chính sách nuôi dưỡng rừng trồng hợp lý hơn. 


Ông Nguyễn Trung Kiên, Quyền trưởng Bộ môn nghiên cứu thị trường và ngành hàng cho rằng cần tận dụng thị trường Mỹ do đồng USD còn có mức giá cao. Khơi thông thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có lợi thế vào thị trường này như thủy sản, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gỗ và sản phẩm từ gỗ. Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển chính ngạch thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng như sắn, rau quả, cao su, điều, gỗ và sản phẩm gỗ, tôm. 


Với mặt hàng gạo, cần kết nối nhanh chóng để có các hợp đồng xuất khẩu sang Indonesia, Philippines và Malaysia vì các nước này có thể thiếu hụt nguồn cung trong năm nay. 


Về trung và dài hạn, theo ông Nguyễn Trung Kiên, cần hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Ví dụ gạo sang Bờ Biển Ngà, Ghana, Mỹ, Malaysia, UAE; cà phê sang Hàn Quốc, Ailen, Nga, Australia, Thái Lan; cao su sang Ailen, Thổ Nhĩ Kỳ…/. 

 

Theo Thông tấn xã Việt Nam. 

Các tin khác

Giá cả thị trường

 

 BẢN TIN GIÁ GẠO 

Ngày 19/09/2016

 

 

* Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Oryza.com

 

* Tổng hợp: Tổ Quản lý Website - Tổng công ty Lương thực Miền Bắc 

 

* Số liệu mang tính chất tham khảo. Tổng công ty

Lương thực Miền Bắc không chịu trách nhiệm liên

quan đến việc các tổ chức/ cá nhân trích dẫn, sử

dụng thông tin đăng tải để dùng vào các mục đích

kinh doanh thương mai.

Lượt truy cập: 5060774
Đặt làm trang chủLên đầu trang